Giấy dầu được sử dụng phổ biến trong công trình dân dụng, công trình công nghiệp, cầu đường,cũng như công trình nền nhà xưởng,… Vậy bạn biết gì về loại giấy chống thấm dầu này? Công dụng, cấu tạo và mục đích sử dụng của nó ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khái niệm và cấu tạo
Giấy dầu hay còn được biết đến với tên gọi khác là giấy dầu chống thấm, sản phẩm được làm từ hợp nhựa đường, bột đá, giấy, màng chịu cơ tính và một số phụ gia khác. Trong đó:
– Nhựa đường: có màu đen, là chất bán rắn có độ nhớt rất cao, thường được sử dụng để bịt kín các lỗ hổng. Đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao, nhựa đường sẽ ở thể dạng lỏng, sền sệt, mềm.
– Bột đá: chất liệu bột đá đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất giấy dầu, sản phẩm giúp ổn định cấu trúc của giấy cũng như chống bám dính khi thời tiết nắng nóng, oi bức.
– Giấy: giấy được sử dụng trong quá trình sản xuất giấy chống thấm dầu là giấy karaf, loại giấy này có độ bền cao, kháng xé, kháng mục cũng như lão hóa dù ở bất cứ điều kiện môi trường nào.
– Màng chịu cơ: nổi bật với khả năng kháng xe, kháng đứng và kháng bục.
Để sản xuất giấy dầu chống thấm người ta áp dụng phương pháp đùn đơn giản, có độ dày từ 0.2 – 1mm, tùy theo nhu cầu sử dụng của công trình và sử dụng độ dày cho phù hợp.
Công dụng của giấy dầu trong từng hạng mục công trình
– Trong các công trình dân dụng: giấy dầu được sử dụng để lót tạo lớp phân cách, ngăn thấm ngược trong các trình hầm để xe của chung cư, nhà phố,..
– Trong các công trình công nghiệp: chẳng hạn như trong công trình công nghiệp bể lắng chất thải, giấy chống thấm dầu được dùng để làm lớp phân cách giữa bê tông và lớp hữu cơ. Vật liệu làm gia tăng chất lượng cũng như tuổi thọ của công trình.
– Trong các công trình nền nhà xưởng: người ta thường sử dụng vật liệu này để trải trước khi đổ bê tông, nhằm tạo lớp phân cách và ngăn bê tông rút nước, từ đó đảm bảo chất lượng cho công trình. Không những vậy, giấy chống thấm dầu còn tạo lớp ngăn thấm ngược lên nền bê tông, giúp nền nhà xưởng luôn thoáng mát, khô ráo, không bị nấm mốc theo thời gian.
Kết luận: Giấy dầu có công dụng làm lớp phân cách và ngăn thấm ngược trong các công trình, từ đó bảo vệ các công trình được bền chắc, không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như chất lượng của các công trình.
Thông số kỹ thuật của giấy dầu
Dựa vào bảng thông số kỹ thuật quý khách sẽ nắm rõ hơn chiều dài, cường độ, lực kháng và khả năng chịu lực của sản phẩm.
STT | Các Chỉ Tiêu | Đơn Vị | DD 1 | DD 2 | DD 3 | PP Thí Nghiệm |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Chiều dày | mm | 0.4 | 0.7 | 1.0 | ASTM D – 5199 |
2 | Khối lượng đơn vị | g/m2 | 350 | 550 | 700 | ASTM D – 5261 |
3 | Lực kéo đứt chiều cuộn | N/2.5cm | 220 | 200 | 230 | ASTM D – 2523 |
4 | Lực kéo đứt chiều khổ | N/2.5cm | 90 | 76 | 100 | ASTM D – 2523 |
5 | Cường độ chịu kéo đứt chiều cuộn | N/mm2 | 12.9 | 13 | 14 | ASTM D – 2523 |
6 | Cường độ chịu kéo đứt chiều khổ | N/mm2 | 7.6 | 7.5 | 8.0 | ASTM D – 2523 |
7 | Lực kháng xuyên CBR | N | 300 | 290 | 400 | ASTM D – 6241 |
Ứng dụng của giấy dầu trong cuộc sống
Dòng sản phẩm này chủ yếu phục vụ trong xây dựng cầu đường, dân dụng, nhà xưởng và các công trình thương mại. Số lượng các hộ gia đình mua giấy dầu để sử dụng chỉ chiếm 1/10, thường là mua để dán lên tôn sáng nhằm ngăn nhiệt và ánh sáng. Do đó ứng dụng của giấy chống thấm dầu thường là:
– Làm đường bê tông của các công trình giao thông nông thôn
– Bãi giữ xe trong các công trình công cộng như bệnh viện, công viên, tòa chung cư,…
– Nền nhà xưởng
– Lót đổ bê tông xi măng trong các công trình công nghiệp
– Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông sản
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.